Gỗ MDF là gì? Đặc điểm và ứng dụng thực tế của ván gỗ MDF trong cuộc sống

Ngày tạo: 04/06/2019

Gỗ MDF là gì? Đặc điểm và ứng dụng thực tế của ván gỗ MDF trong cuộc sống

Với cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng gỗ công nghiệp tăng cao có thể thay thế cho các dòng gỗ tự nhiên, trong số đó phải kể đến loại gỗ MDF ( tên tiếng anh là Medium-density fibreboard ) với kết cấu tiện lợi, bền và đẹp nên đã được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm nội thất văn phòng,nội thất căn hộ chung cư, nội thất shop - cửa hàng, nhà ở, trường học, quán xá,…vô cùng đa dạng.

Tuy mức độ phổ biến khá cao, nhưng thực tế không phải ai cũng biết được đặc điểm và tính chất thực sự của gỗ MDF  ( Gỗ công nghiệp ) để có thể lựa chọn những mẫu sản phẩm tiêu dùng chất lượng tốt nhất. Có rất nhiều người vẫn hay thắc mắc khi đến công ty nội thất chúng tôi: Gỗ MDF là loại gỗ gì? Chất lượng ra sao? Tuổi thọ gỗ MDF cao không?,…

Tất cả những thắc mắc của bạn hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tất tần tật mọi thứ giúp bạn không còn phải bỡ ngỡ hay nghi ngờ khi mua và tin dùng sản phẩm. Cùng dành ít thời gian để tham khảo bài viết sau đây nhé!

Xem thêm xưởng gỗ thi công nội thất trọn gói tại Hồ Chí Minh

 

Tìm hiểu gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF là gỗ gì? Đây là loại gỗ ép viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ Medium Density Fiberboard” nghĩa là ván sợi mật độ trung bình mang họ composite, được sản xuất từ gỗ qua quá trình xử lý bằng cách liên kết các sợi gỗ bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp.

gỗ mdf chống ẩm phủ melamine

Hình ảnh minh họa cho mẫu gỗ MDF đang được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế sản phẩm nội thất hiện nay.

Nói cách khác, gỗ MDF thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. MDF được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sản xuất đồ mộc, trang trí và xây dựng nội thất cho các công trình. Chúng trải qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520 đến 850 kg/m3, tùy theo yêu cầu về độ dày, chất lượng và nguyên liệu gỗ.

 

Những đặc điểm và phân loại gỗ MDF hiện nay

1. Đặc điểm gỗ MDF

Do nhu cầu sử dụng của nhiều người khác nhau nên hiện nay trên thị trường có rất nhiều tấm gỗ MDF được thiết kế với nhiều kích thước và độ dày cũng khác nhau, tùy vào từng sản phẩm. Và do có độ dày khác nhau kết hợp với các máy móc chế biến gỗ hiện đại nên gỗ ép rất được ưa chuộng trong ngành nội thất.

Hầu hết các loại đồ nội thất từ bàn, ghế, khung cửa, tủ,…trong gia đình, trường học, bệnh viện  đều có thể sản xuất rất đẹp. Độ bền của MDF rất cao, đặc biệt không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân mối mọt, trung bình một sản phẩm được thi công tốt và sử dụng trong điều kiện môi trường lý tưởng sẽ có độ bền lên tới 10-15 năm.

2. Phân loại gỗ MDF

gỗ mdf chống ẩm

Có 2 loại gỗ MDF khác nhau bao gồm: MDF thườnggỗ MDF chống ẩm.

  • MDF thường: Thích hợp sử dụng trong các khu vực có độ ẩm thấp như phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc trong nhà.
  • MDF chống ẩm: Thông thường loại gỗ này có giá cao hơn so với gỗ thông thường bởi chúng được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất nên được sử dụng ở những nơi có khả năng chịu ẩm tốt như: nội thất ngoài trời, vách ngăn nhà vệ sinh, nội thất nhà bếp.

Xem thêm báo giá thi công nội thất gỗ

 

Tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của gỗ MDF

1. Ưu điểm

Hiện nay, gỗ MDF đang được rất nhiều đối tượng khách hàng tìm kiếm và tin dùng nên chắc chắn có ưu điểm lớn. Một số ưu điểm quan trọng phải kế đến như:

  • Bề mặt gỗ MDF phẳng và nhẵn nhờ vậy mà việc lau chùi, vệ sinh khá dễ dàng mà không hề gặp phải khó khăn gây tốn nhiều thời gian.
  • Gỗ MDF không bị cong vênh hay co ngót như gỗ tự nhiên bởi chúng được sử dụng các chất phụ gia chuyên biệt và được xử lý hết sức cẩn thận nên gỗ không bị các loại mối mọt tấn công gây hư hỏng.
  • So với các dòng gỗ tự nhiên thì gỗ MDF được thi công khá nhanh với số lượng nhiều, đặc biệt giá thành cũng rẻ hơn rất nhiều nên không lo đến vẫn đề khan hiếm hay thiếu hàng hóa.
  • Loại gỗ này người ta cũng dễ dàng mang lại giá trị thẩm mỹ cao bằng cách dán lên bề mặt gỗ các chất liệu như: Veneer, Laminate hoặc Melamine

 2. Nhược điểm

Một sản phẩm dù chất lượng tốt đến cỡ nào vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Điểm hạn chế của gỗ MDF là:

  • Gỗ MDF có khả năng chịu nước thấp nhất là đối với loại MDF thông thường mức độ chịu ẩm thấp nên chỉ sử dụng trong môi trường khô ráo.
  • Tuy có độ cứng tốt thế nhưng so với các loại gỗ tự nhiên thì độ dẻo dai lại kém hơn hẳn.
  • Vì đây là loại gỗ công nghiệp, bề mặt gỗ nhẵn nên để mà chạm trổ, khắc họa tiết thì rất khó không dễ dàng như gỗ tự nhiên nên tính thẩm mỹ và mức độ đa dạng sẽ thấp hơn.
  • Do đặc tính mỏng nên để làm ra những món đồ nội thất có độ dày cao thì phải mất khá nhiều thời gian để ghép nhiều tấm gỗ lại với nhau làm thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

 Tham khảo thêm báo giá thi công sàn gỗ

 

Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp MDF

1. Gỗ MDF bề mặt phủ Melamine

Gỗ MDF phủ melamine là loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong nội thất hiện nay, đặc biệt trong nội thất nhà ở căn hộ chung cư, nhà phố với giá trị thẩm mỹ cao. Nó có cấu tạo gồm code mdf và bề mặt được dán một lớp nhựa melamine có độ dày khoảng 3 – 4mm. 

Gỗ MDF phủ Melamine

Gỗ mdf phủ bề mặt melamine rất dễ vệ sinh, có sự đa dạng về màu sắc, hoa văn bề mặt với khoảng 240 mẫu độc đáo khác nhau để khách hàng lựa chọn. Giá thành của gỗ MDF phủ melamine khá rẻ nên rất phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, một nhược điểm của gỗ MDF phủ melamine là khả năng chịu mài mòn và chống xước không tốt, có sự hạn chế các bề mặt uốn lượn, chỉ phù hợp với các không gian nội thất mang phong cách hiện đại cần những đường nét bằng phẳng, gọn gàng.

Các đồ nội thất gỗ melamine luôn đảm bảo được độ lâu bền và tính thẩm mỹ khi sử dụng. Nó được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất gia đình nhà ở cho đến các công trình công cộng. Với gỗ công nghiệp MDF lõi thường phủ melamine khách hàng có thể sử dụng để làm nội thất ở những nơi khô ráo như giường ngủ, kệ tivi, bàn ghế...Còn đối với gỗ công nghiệp MDF lõi xanh chống ẩm phủ melamine mọi người có thể sử dụng cho các công trình tủ bếp. 

2. Gỗ MDF bề mặt phủ Laminate

Gỗ MDF phủ laminate là một sản phẩm gỗ ván sợi có bề mặt phủ laminate ưu điểm độ bền cao, chịu nhiệt tốt và chống được nhiều loại hóa chất và tác động vật lý xung quanh. Sàn gỗ MDF phủ laminate hiện đang được rất nhiều gia đình ưa chuộng và đưa vào trong thiết kế nội thất của mình tiện ích và thẩm mỹ.

Gỗ MDF phủ Laminate

Hiện nay, trên thị trường có đến hơn 500 mẫu thiết kế bề mặt gỗ MDF phủ laminate, đa dạng từ màu sắc tới họa tiết đến vân gỗ,…Bề mặt gỗ phủ laminate có khả năng chống xước siêu tốt, có màu sắc ổn định khiến đồ nội thất cũng như sàn gỗ không bị phai mờ làm mất đi vẻ đẹp sang trọng, hiện đại ban đầu.

Với khả năng không bị cong vênh, nứt, mối mọt tấn công, chịu nhiệt, chịu nước tốt, gỗ mdf phủ bề mặt laminate thường được ứng dụng nhiều trong nội thất nhà bếp của gia đình.                                     

3. Gỗ MDF phủ Veneer

Veneer chính là lớp gỗ được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên, gỗ veneer chỉ dày từ 1Rem cho đến 2ly là nhiều. Gỗ MDF phủ Veneer có bề mặt nhìn rất thật và đẹp mắt. Một số ưu điểm nổi bật của gỗ MDF phủ Veneer như sau:

  • Bề mặt rắn chắc, đồng nhất.
  • Khả năng chống ẩm tốt hơn MDF phủ Melamine khi không cần dán cạnh
  • Có độ đàn hồi do được lạng từ gỗ tự nhiên
  • Có thể sơn màu theo tùy thích
  • Có đa dạng bảng màu để khách hàng lựa chọn
  • Tạo được những hình dáng phức tạp như uốn cong, mềm mại và uyển chuyển.

gỗ mdf phủ veneer

Với những ưu điểm háp dẫn như vậy nên MDF lớp phủ veneer luôn được coi là lựa chọn hàng đầu trong việc sản xuất cửa cao cấp, ván sàn, tủ buffer, tủ bếp, gờ trang trí, ván lót, tà vẹt đường sắt, cầu gỗ, ván đóng thùng và hộp đựng nữ trang,…mang tính thẩm mỹ cao và đậm phong cách độc đáo riêng biệt.

4. Gỗ MDF phủ Acrylic 

Acrylic là vật liệu bề mặt phủ lên lõi gỗ công nghiệp, được tinh chế từ dầu mỏ có độ bền, dẻo và khả năng chịu lực tốt. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của ván phủ acrylic là bề mặt bóng gương, phẳng mịn, có màu sắc đa dạng. Ván mdf phủ acrylic được ứng dụng phổ biến nhất để trang trí nội thất, thiết kế showroom, quảng cáo…

Gỗ MDF phủ Acrylic

Ván MDF phủ Acrylic trong suốt Ván phủ acrylic trong suốt khả năng hội tụ ánh sáng tạo nét đẹp huyền ảo, có độ dẻo, chịu lực và chịu nhiệt cao không bị rạn nứt như thủy tinh, không chịu tác động của thời tiết, độ bền lên tới 20-25 năm. Ván phủ acrylic có hàng tram mã màu khác nhau giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn với gam màu đơn sắc đến kim loại, vân đá, vân gỗ tự nhiên hiện đại, sang trọng, mộc mạc. 

Ván MDF phủ Acrylic có độ dẻo rất cao, trọng lượng nhẹ nên dễ dàng thi công, lắp đặt, cắt cnc theo mô hình, chính vì vậy mà ván phủ này có giá thành cao hơn ván mdf phủ melamine 4 lần, cao hơn ván phủ laminate 2 lần.

Ứng dụng của gỗ MDF phủ Acrylic sử dụng thiết kế nội thất theo phong cách hiện đại nhờ đặc điểm sáng, bóng như tủ bếp, kệ tivi phòng khách, vách ngăn trang trí…đặc biệt phù hợp trang trí nhà hàng, khách sạn, showroom, gian hàng…

5. Gỗ MDF sơn PU

Là một loại polymer dùng để phủ trên gỗ MDF. Sơn PU có hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam, được dùng làm vecni đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ thường được sử dụng cho các kệ tủ tại shop, cửa hàng, showroom mỹ phẩm,...

Gỗ MDF phủ sơn PU

Một số ứng dụng của ván gỗ MDF trong cuộc sống

Gỗ MDF được sử dụng rất nhiều trong ngành sản xuất đồ nội thất nói chung và nội thất văn phòng nói riêng. Tùy vào mục đích sử dụng và với khả năng chịu nước kém nhưng không bị đàn hội hay co ngót mà người ta dùng gỗ để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau giúp hoàn thiện công trình như: tủ bếp, giường ngủ, bàn học, bàn ghế văn phòng, vách ngăn gỗ công nghiệp,…Nó có thể thay thế cho gỗ tự nhiên với những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Gía thành sản phẩm thấp là yếu tố giúp cho nhiều người có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm sử dụng nhiều hơn.

1. Gỗ MDF dùng trong nội thất gia đình - nội thất nhà ở

gỗ mdf verveer

Gỗ MDF được ứng dụng trong nhiều sản phẩm nội thất gia đình từ bàn ghế, tủ nhà bếp, kệ để đồ và vách ngăn đầy đủ tiện nghi và vô cùng hiện đại.

gỗ mdf laminate

Chiếc bàn dài là từ gỗ ép cực kì đẹp mắt và ấn tượng.

gỗ công nghiệp mdf an cường

Ứng dụng gỗ để làm tủ bếp gỗ MDF với đường nét thiết kế và sản xuất chuyên nghiệp.

2. Nội thất gỗ MDF cho quán cafe

gỗ công nghiệp mdf ba thanh

Những thanh gỗ ép nhỏ được ghép lại với nhau làm trần nhà kết hợp với nội thất bàn ghế hoàn toàn từ gỗ tạo không gian quán café vô cùng độc đáo và mới lạ.

gỗ công nghiệp mdf chống ẩm

Những chiếc kệ tủ trang trí nhiều ngăn được ghép lại từ các ván gỗ MDF ấn tượng và đẹp mắt.

3. Gỗ MDF dùng trong văn phòng

gỗ công nghiệp mdf chống trầy

Nội thất văn phòng làm việc hầu hết sử dụng gỗ ép với bề mặt bóng loáng, tươi mới mang đến một không gian làm việc đầy mát mẻ và sang trọng.

gỗ công nghiệp mdf phủ acrylic

Sử dụng gỗ ép làm các vách ngăn văn phòng làm việc cực kì hiệu quả và mang tính thẩm mỹ cao.

Các nội thất làm từ gỗ MDF chính là phương án sử dụng sản phẩm tốt nhất cho một cuộc sống hiện đại và tiện nghi. Với những thông tin đầy hữu ích mà chúng tôi vừa chia sẻ hi vọng bạn sẽ có thêm những hiểu biết mới để lựa chọn những mẫu nội thất có chất lượng tốt nhất cho mình.

Bài viết liên quan:

  • Khám phá nhiều hơn về lợi ích của gỗ công nghiệp ứng dụng trong cuộc sống
  • Tìm hiểu nhiều hơn về gỗ MFC trong sản xuất ngành nội thất
hinh-anh-tac-gia
Công ty Cổ phần xây dựng và Nội thất Aeros với gần 15 năm hoạt động, là một trong ba đơn vị khơi nguồn cho ngành Nội thất phát triển, được viết tắt là “AEROS” lấy cảm hứng từ thần “Eros”-Vị thần tình yêu kết hợp với chữ “A” trong bảng chữ cái mang biểu tượng hình mái nhà. Thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến bạn: “AEROS không đơn giản chỉ là thiết kế nội thất, sứ mệnh của chúng tôi còn có cả thiết kế giấc mơ, truyền tình yêu và lẽ sống đến cho chính ngôi nhà của các bạn”.
Arrow Page Up